Skip to content
NewsCommodityTin tứcHàng HóaMXVTCKDBản tin

Bản tin TCKD ngày 14/06/2023: Giá trị giao dịch tại MXV đạt mức cao nhất từ tháng 11/2022

By VTV, MXV, HHF, 23 06 14,

Đóng cửa hôm qua (13/6), chỉ số MXV- Index tăng 1,53% lên 2.165 điểm, cho thấy đà hồi phục mạnh mẽ của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Đáng chú ý, dòng tiền đầu tư đến thị trường tăng vọt, giá trị giao dịch toàn Sở đạt trên 6.300 tỷ đồng, tăng hơn 75% so với ngày trước đó. Đây là mức cao nhất ghi nhận từ giữa tháng 11/2022.

Trong đó, năng lượng là nhóm mặt hàng đóng góp quan trọng vào đà hồi phục chung của chỉ số hàng hóa MXV- Index với toàn bộ các mặt hàng đồng loạt đóng cửa tăng giá. Chỉ số MXV- Index Năng lượng (đo lường biến động của các mặt hàng trong nhóm) tăng hơn tới hơn 3%. Chốt phiên, hợp đồng dầu WTI kỳ hạn tháng 7 niêm yết trên Sở NYMEX tăng mạnh 3,4% lên mức 69,42 USD/thùng. Giá dầu Brent kỳ hạn tháng 8 giao dịch trên Sở ICE chốt phiên ở mức 74,29 USD/thùng, kết thúc chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp.

MXV cho biết, khả năng thâm hụt nguồn cung toàn cầu trong giai đoạn cuối năm nay kết hợp với triển vọng kinh tế tích cực hơn của 2 nhà tiêu thụ dầu lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc, đã thúc đẩy giá dầu tăng vọt trong hôm qua.

Báo cáo thị trường dầu mới nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho thấy, sản lượng dầu thô của nhóm trong tháng 5 đạt trung bình trên 28 triệu thùng, giảm mạnh 464 nghìn thùng/ngày so với tháng 4, sau khi Ả Rập Xê Út thực hiện cam kết cắt giảm sản lượng tự nguyện. Sản lượng của quốc gia thủ lĩnh nhóm đã giảm hơn 500 nghìn thùng/ngày, đúng với cam kết đặt ra. Lo ngại tình trạng nguồn cung bị thu hẹp trong nửa cuối năm đã thúc đẩy lực mua mạnh mẽ trên thị trường dầu thô.

Báo cáo thị trường dầu mới nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho thấy, sản lượng dầu thô của nhóm trong tháng 5 đạt trung bình trên 28 triệu thùng, giảm mạnh 464 nghìn thùng/ngày so với tháng 4, sau khi Ả Rập Xê Út thực hiện cam kết cắt giảm sản lượng tự nguyện. Sản lượng của quốc gia thủ lĩnh nhóm đã giảm hơn 500 nghìn thùng/ngày, đúng với cam kết đặt ra. Lo ngại tình trạng nguồn cung bị thu hẹp trong nửa cuối năm đã thúc đẩy lực mua mạnh mẽ trên thị trường dầu thô.

Mặt khác, tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2023 đã được điều chỉnh tăng nhẹ 20 nghìn thùng lên mức 2,35 triệu thùng/ngày. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc trong năm nay được dự báo sẽ tăng thêm 840 nghìn thùng/ngày, cao hơn 40 nghìn thùng/ngày so với báo cáo tháng 5.

Ngoài ra, theo tính toán từ Reuters, xuất khẩu sản phẩm dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga trong tháng 5 đã giảm 14,7% so với tháng trước xuống còn 10,03 triệu tấn do hoạt động bảo trì nhà máy lọc dầu theo mùa cao điểm và nhu cầu nội địa tăng cao. Sức ép cạnh tranh từ dầu giá rẻ của Nga được giảm bớt, càng củng cố lực mua đối với dầu Mỹ.

Rạng sáng nay (14/6) theo giờ Việt Nam, Báo cáo từ Viện dầu khí Mỹ (API) cho thấy tồn kho thương mại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 09/06 tăng 1 triệu thùng, trái với dự đoán giảm từ giới chuyên gia. Trong khi tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất cũng ghi nhận gia tăng. Theo MXV, đây có thể sẽ là yếu tố gây sức ép nhẹ tới giá dầu trong phiên sáng.

Chiều tối nay, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) sẽ phát hành báo cáo thị trường năng lượng tháng 6. Nếu số liệu Cơ quan này đưa ra cho thấy góc nhìn tương tự OPEC về tình hình thâm hụt nguồn cung trong các tháng tới, giá dầu có khả năng sẽ tiếp tục đà phục hồi.

Latest