LÚA MỲ: Cũng giống như diễn biến của giá ngô CBOT, giá lúa mỳ CBOT cũng có xu hướng đi xuống trong đầu phiên Mỹ và có lúc giảm khoảng 1,2% so với phiên giao dịch trước chủ yếu do số liệu doanh số bán lúa mỳ trong tuần kết thúc ngày 28/3 giảm mạnh 95% so với tuần trước và thấp hơn 89% so với mức trung bình 4 tuần. Ngoài ra áp lực từ nguồn cung lúa mỳ toàn cầu dồi dào và việc đồng đô la Mỹ tăng giá gây cản trở xuất khẩu cũng phần nào tạo áp lực lên giá. Tuy nhiên sang nửa sau của phiên giao dịch, giá lúa mỳ CBOT kỳ hạn tháng 5 quay đầu phục hồi trở lại và chốt phiên ở mức 556,2 cent/giạ- tương đương so với chốt phiên trước đó nhờ: (i) Hoạt động mua kỹ thuật của các quỹ khi giá xuống thấp; (ii) Dự báo trong tuần tới, khu vực Đồng bằng phía Nam nước Mỹ (các khu vực gieo trồng lúa mỳ vụ đông trọng điểm) sẽ ít mưa, trong khi các khu vực phía Tây và vùng đồng bằng trung tâm có mưa nhiều cản trở các hoạt động sản xuất vụ mới; (iii) Sắc xanh của thị trường dầu thô; (iv) Tin đồn về việc công ty vận tải Aston của Nga tạm dừng vận chuyển ngũ cốc do lo ngại về chất lượng. Phía Aston phủ nhận không có sự gián đoạn nào xảy ra. Trong khi đó, Rosselkhoznadzor cho biết vào cuối tháng 3 rằng đã có sự gia tăng khiếu nại từ các nước nhập khẩu về việc chất lượng ngũ cốc của Nga không tuân thủ các yêu cầu kiểm dịch, bao gồm cả nguồn cung từ TD RIF. Một số nguồn tin cũng khẳng định rằng, các chuyến hàng ngũ cốc tới Ai Cập do Grainflower DMCC (đối tác xuất khẩu của công ty thương mại Nga TD RIF) vận chuyển đang bị trì hoãn.
Latest
Điểm Tin - Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/1: Giá dầu nối đà giảm
Lực bán chiếm ưu thế trong ngày giao dịch hôm qua đã chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp của chỉ số MXV-Index. Đóng cửa, chỉ số này giảm không nhẹ xuống mức ...