LÚA MỲ: Có cùng diễn biến với giá ngô, giá lúa mỳ CBOT kỳ hạn tháng 5 cũng chịu áp lực đi xuống và từng suy yếu 1,6% so với phiên giao dịch trước trong đầu phiên giao dịch Mỹ. Nguyên nhân khiến giá lúa mỳ giảm điểm: (i) Tiến độ gieo trồng lúa mỳ vụ xuân tại Mỹ tính tới ngày 15/4 khá thuận lợi với 7% diện tích được gieo trồng, nhanh hơn cùng kỳ năm ngoái, mức trung bình 5 năm và phù hợp kỳ vọng của thị trường; (ii) Đồng đô la Mỹ tăng phiên thứ 6 liên tiếp cản trở xuất khẩu; (iii) Áp lực nguồn cung thế giới lớn dồi dào. Tuy nhiên sang nửa cuối của phiên giao dịch Mỹ, giá lúa mỳ CBOT kỳ hạn tháng 5 cũng quay đầu phục hồi phần nào mức giảm đầu phiên và chốt phiên ở mức 549,6 cent/giạ- chỉ còn giảm gần 0,4% so với phiên giao dịch trước. Đà tăng của giá lúa mỳ chủ yếu từ hoạt động mua kỹ thuật của các quỹ khi giá giảm và những lo ngại về mưa lớn và giông bão có thể xảy ra tại khu vực Đồng bằng phía Nam làm dấy lên lo ngại về chất lượng cây lúa mỳ vụ đông khiến giá lúa mỳ kỳ hạn ở Kansas City tăng so với phiên giao dịch trước. Tại Nga và Ucraina, dự báo thời tiết trong vòng 14 ngày tới, các khu vực miền Đông Ucraina và phía Tây Nam của Nga sẽ chịu ảnh hưởng bởi thời tiết khô hạn gây ảnh hưởng tiêu cực tới cây trồng đặc biệt là cây lúa mỳ.
Latest
Điểm Tin - Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/01: Giá cà phê Robusta tăng gần 4% lên mức 5.452 USD/tấn
Đóng cửa, chỉ số MXV-Index nhích nhẹ lên trên mức 2.313 điểm, nối dài chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp. Trên thị trường nguyên liệu công nghiệp,...