Skip to content

Diễn biến Thị trường Lúa Mì Quốc tế ngày 27/02/2024

Sharing by Hàng Hóa Futures, 2024 02 27,

==>Đọc full bài viết for Subsciber phía dưới.

LÚA MỲ: Giá lúa mỳ CBOT kỳ hạn tháng 3 có xu hướng đi xuống trong phiên giao dịch châu Âu và có lúc suy yếu xuống vùng 562 cent/giạ- giảm mạnh gần 2% so với phiên giao dịch trước do áp lực nguồn cung lúa mỳ toàn cầu lớn trong khi nhu cầu của thị trường yếu, Tuy nhiên sang tới phiên Mỹ, giá lúa mỳ CBOT kỳ hạn tháng 3 quay đầu bật tăng mạnh trở lại, khôi phục hoàn toàn mức giảm trước đó và chốt phiên cao hơn 0,6% so với phiên giao dịch trước. Đà phục hồi của giá lúa mỳ tới từ: (i) Các quỹ tăng mua khi giá xuống thấp; (ii) Số liệu xuất khẩu lúa mỳ Mỹ trong tuần kết thúc ngày 22/2 cao hơn gần 15% so với tuần trước đó; (iii) Giá dầu thô tăng hơn 1% do thị trường lo ngại sản lượng lọc dầu của Mỹ bị hạn chế do kế hoạch bảo dưỡng; (iv) Đồng đô la Mỹ giảm giá hỗ trợ xuất khẩu.

Nga: Giá xuất khẩu lúa mì của Nga trong tuần trước tiếp tục giảm và chạm mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020 nhưng giới phân tích vẫn cho rằng mức giá xuất khẩu lúa mì Nga cần phải thấp hơn để có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cụ thể, theo IKAR, giá lúa mì Nga hàm lượng 12,5% protein (giao hàng cuối tháng 3 đến đầu tháng 4/2024) đạt 215 USD/tấn FOB, giảm 4 USD/tấn so với tuần trước đó trong khi theo hãng tư vấn SovEcon, mức giá xuất khẩu cho lúa mì cùng loại đạt khoảng 216-220 USD/tấn FOB, thấp hơn mức 218-224 USD/tấn tuần trước đó.

Theo hãng SovEcon, xuất khẩu ngũ cốc của Nga trong tuần trước chỉ đạt 1,03 triệu tấn với 870.000 tấn lúa mì, thấp hơn mức 1,2 triệu tấn ngũ cốc và 1,12 triệu tấn lúa mì xuất khẩu trong tuần trước đó. Hãng này cũng đã nâng ước tính xuất khẩu lúa mì của Nga trong tháng 2/2024 thêm 0,5 triệu tấn lên mức 3,8 triệu tấn, cao hơn mức 3 triệu tấn cùng kì năm ngoái.

This post is for subscribers only

Subscribe

Already have an account? Sign In

Latest