Diễn biến Thị trường Lúa Mì Quốc tế ngày 27/03/2024

LÚA MỲ: Giá lúa mỳ CBOT kỳ hạn tháng 5 cũng có xu hướng đi xuống trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch và chốt phiên giảm mạnh hơn 2% so với phiên giao dịch trước. Đà giảm của giá lúa mỳ chủ yếu tới từ: (i) Hoạt động chốt lời của các quỹ trước thềm báo cáo Diện tích và báo cáo Tồn kho quý của Mỹ; (ii) Áp lực nguồn cung toàn cầu lớn trong khi nhu cầu của các nhà nhập khẩu chưa cải thiện; (iii) Đồng đô la Mỹ tăng giá gây khó khăn cho xuất khẩu; (iv) Đà suy yếu lan tỏa từ thị trường dầu thô và thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên mức giảm của giá lúa mỳ cũng được hạn chế phần nào do lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Biển Đen khi xung đột giữa Nga và Ucraina leo thang và việc nhà xuất khẩu lớn thứ 2 của Nga đang chịu áp lực phải bán công ty. Theo một số nguồn tin, phía Nga tiếp tục từ chối cho phép xuất khẩu 400 tấn lúa mỳ từ nhà xuất khẩu lớn tứ 2 của nước này - RF/ Grain Flower. Thị trường cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới giá lúa mỳ Nga trong thời gian dài khi nước này vẫn còn rất nhiều lúa mỳ vụ cũ chưa xuất khẩu. Hiện các nhà nhập khẩu cũng giảm tốc độ mua hàng từ RF cho đến khi có thông tin rõ ràng về hành động của chính phủ. Năm 2023 RF đã xuất khẩu 6 triệu tấn lúa mỳ Nga ra thị trường.

Theo USDA, trong tuần kết thúc vào ngày 24/3, điều kiện phát triển lúa mì vụ đông xấu đi ở bang Kansas nhưng được cải thiện ở bang Oklahoma và Texas. Cụ thể, tại bang Kansas, diện tích lúa mì vụ đông trong điều kiện tốt và rất tốt chỉ đạt 53%, giảm 2% so với tuần trước đó. Ngược lại, tại bang Oklahoma và Texas, diện tích lúa mì vụ đông trong điều kiện tốt và rất tốt lần lượt tăng 9% và 5% so với tuần trước đó lên mức 51% và 70%.