LÚA MỲ: Cũng giống như ngô, giá lúa mỳ CBOT kỳ hạn tháng 9 cũng có xu hướng giảm mạnh ngay sau khi báo cáo quan trọng của USDA được phát hành và từng suy yếu xuống vùng 565,9 cent/giạ- giảm 2,3% so với phiên trước. Mức giảm này chủ yếu tới từ đà suy yếu của giá ngô và số liệu tồn kho lúa mỳ Mỹ tính tới ngày 01/06 đạt mức cao nhất trong 3 năm đồng thời cao hơn so với kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên ở chiều ngược lại giá lúa mỳ CBOT lại được nâng đỡ phần nào nhờ: (i) Số liệu diện tích gieo trồng lúa mỳ Mỹ năm 2024 được điều chỉnh giảm so với ước tính trong báo cáo tháng 3 và thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường; (ii) Dự báo thời tiết tại khu vực Đông Âu trong đó có bao gồm cả Nga và Ucraina sẽ chịu ảnh hưởng bởi thời tiết khô nóng gây ảnh hưởng tiêu cực tới cây lúa mỳ; (iii) Điều kiện phát triển cây lúa mỳ hạt mềm của Pháp giảm so với tuần trước nhưng dự báo thời tiết sẽ có mưa vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 giúp ích cho cây trồng; (iv) Đồng đô la Mỹ giảm giá có ích cho xuất khẩu. Kết phiên giao dịch, giá lúa mỳ CBOT kỳ hạn tháng 9 ở mức 573,4 cent/giạ, giảm 1% so với phiên giao dịch trước đó và thấp hơn 0,4% so với phiên giao dịch cuối tuần trước.
Latest
Điểm Tin - Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/01: Giá cà phê Robusta tăng gần 4% lên mức 5.452 USD/tấn
Đóng cửa, chỉ số MXV-Index nhích nhẹ lên trên mức 2.313 điểm, nối dài chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp. Trên thị trường nguyên liệu công nghiệp,...