Skip to content

Năm 2023 sẽ mang đến phép thử thực sự cho phương Tây trong cuộc chiến dầu mỏ, Nga hay châu Âu sẽ giành phần thắng?

By The Economist, Cf, 2022 12 25,

Giá dầu đã giảm xuống dưới mức trước khi xảy ra xung đột và nó dường như sẽ không giữ nguyên.

Kể từ tháng 2, phương Tây đã cố gắng cắt giảm doanh thu xuất khẩu dầu mỏ của Nga mà không khiến giá toàn cầu tăng đột biến. Cả hai mục tiêu này dường như hiện đều đang đạt được.

Nga xuất khẩu nhiều dầu như trước khi xung đột leo thang với Ukraine, nhưng dầu thô Urals (loại chính mà khu vực sử dụng) đang giao dịch ở mức chiết khấu 37% so với dầu Brent, có nghĩa đây là một thỏa thuận tồi tệ với Nga. Trong khi đó, giá dầu Brent đã giảm xuống mức thấp hàng năm khoảng 80 USD/thùng.

Vào ngày 14/12 và 15/12, các ngân hàng trung ương ở Mỹ, Anh và EU đã thông báo tăng lãi suất và báo hiệu lãi suất sẽ vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao để thu hút nhu cầu từ nền kinh tế. Trung Quốc vẫn quay cuồng với các trường hợp Covid-19, vừa qua đã công bố dữ liệu bán lẻ và nhà máy kém khả quan nhất trong 6 tháng.

Các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) đang sản xuất gần bằng mức trước khi việc cắt giảm mục tiêu chung của họ được công bố vào tháng 10, và hầu hết đã bơm dưới mức hạn ngạch.

Giá dầu giảm trong những tháng cuối năm 2022.

Việc phương Tây tẩy chay dầu Urals, chiếm 10-15% nguồn cung dầu thô của thế giới, có lẽ đang khiến giá dầu này giảm, nhưng dầu Urals giảm giá cũng khiến các loại dầu khác đối mặt với sức ép hạ giá.

Trong khi đó, việc miễn trừ lệnh cấm bảo hiểm của châu Âu đối với các tàu chở dầu của Nga, áp dụng cho những người mua đồng ý trả mức giá tối đa 60 USD/thùng, có thể giúp ngăn chặn cú sốc nguồn cung. Nhưng cả hai biện pháp đều không có tác động lớn. Nếu điều kiện kinh tế hoặc thị trường thay đổi, giá dầu vẫn có thể tăng vọt.

Đến quý II/2023 có thể xảy ra tình trạng thiếu dầu khác. Ngành công nghiệp ở châu Âu đang chuyển từ khí đốt tự nhiên sang gasoil rẻ hơn. Tiêu dùng ở Ấn Độ và Trung Đông đang tỏ ra kiên cường hơn dự kiến. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể sẽ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế sau khi các ca bệnh đạt đỉnh.

Mặt khác, đã có những dấu hiệu cho thấy lệnh cấm bảo hiểm của Châu Âu có thể gây ra nhiều xáo trộn hơn dự kiến. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, Nga sẽ buộc phải cắt giảm sản lượng 1,6 triệu thùng/ngày xuống còn 9,6 triệu thùng/ngày vào quý II/2023.

Dầu thô ESPO của Nga gần đây giao dịch trên 60 USD/thùng, đã giảm gần một nửa kể từ ngày 5/12 vào thời điểm lệnh cấm vận của châu Âu có hiệu lực. Nếu nhu cầu dầu tăng đẩy giá dầu Ural lên trên 60 USD/thùng, các chủ tàu cũng có thể cân nhắc lại về việc vận chuyển loại dầu này.

Nga cũng đã đe dọa cắt giảm nguồn cung với các quốc gia tuân thủ cơ chế áp giá trần và tăng trưởng kinh tế ở những khu vực khác được dự đoán là vẫn chậm chạp. Bên cạnh đó, nước này còn giảm sản lượng để đáp trả giá trần năng lượng của châu Âu. Sản lượng có thể bị cắt giảm tới 7% vào đầu năm 2023.

“Chúng tôi sẵn sàng giảm một phần sản lượng vào đầu năm sau, có thể giảm khoảng 500-700 nghìn thùng mỗi ngày. Đây sẽ là mức 5-7%", Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho hay.

Sự thâm hụt nguồn cung sẽ ăn vào lượng dự trữ toàn cầu vốn đã ít ỏi (hiện vẫn ở gần mức thấp nhất trong 5 năm) khiến giá sẽ còn tăng cao hơn nữa. Tất cả điều này có nghĩa là phép thử thực sự đối với phương Tây trong cuộc chiến dầu mỏ có thể sẽ diễn ra vào năm tới.

Latest