Thị trường Ngô Quốc Tế tuần (3/10 -7/10/2023)

Sharing by Hàng Hóa Futures, 2023 10 11,

==>Đọc full bài viết for Subsciber phía dưới.

Các vấn đề nổi bật

- Bộ nông nghiệp Mỹ tiếp tục bán ngô giao năm 2023/24 cho Mexico.

- Nông dân Mỹ đã thu hoạch được 23% diện tích ngô dự kiến, chậm hơn so với kỳ vọng của thị trường nhưng nhanh hơn cùng kỳ năm ngoái và mức trung bình 5 năm. Điều kiện phát triển cây ngô niên vụ 2023/24 của Mỹ ổn định so với tuần trước

- Trung Quốc giữ nguyên hạn ngạch nhập khẩu năm 2024 đối với mặt hàng ngô.

- Nguồn cung ngô Brazil dồi dào tràn ngập thị trường khiến triển vọng xuất khẩu ngô của Mỹ tiếp tục kém lạc quan - Refinitiv Commodities.

- Doanh số bán ngô niên vụ mới 2023/24 tăng gấp 2 lần so với tuần trước và nằm trong khoảng kỳ vọng của thị trường

- Trong tuần kết thúc ngày 27/09, lượng ngô vụ 2022/23 nông dân Argentina bán cho các nhà xuất khẩu nước này tăng gấp 5 lần so với tuần cùng kỳ năm trước

- Nông dân bang Rio Grande do Sul đã gieo trồng được 62% diện tích ngô vụ 1 - Emater/RS.

I. NGÔ

1. Diễn biến giá ngô thế giới

Tuần này, giá ngô CBOT kỳ hạn tháng 12 đạt trung bình 193 USD/tấn, cao hơn 3 USD/tấn so với tuần trước nhưng vẫn thấp hơn 28% so với mức 268.2 USD/tấn của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng của giá ngô tới từ: (i) Số liệu tồn kho ngô Mỹ tính tới ngày 1/9 đều thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường và cùng kỳ năm ngoái; (ii) Đơn hàng mới của người mua Mexico; (iii) Thông tin chính phủ Mỹ thoát cảnh buộc phải đóng cửa; (iv) Số liệu diện tích ngô Mỹ bị hạn hán tăng 1% so với tuần trước lên mức 59%; (v) Doanh số bán ngô trong tuần kết thúc ngày 28/9 cao hơn 2 lần so với tuần trước đó và đạt 1,8 triệu tấn; (vi) Lo ngại thời tiết khô hạn tại Argentina gây ảnh hưởng tiêu cực tới tiến độ gieo trồng ngô vụ mới.

Trong khi đó ở chiều ngược lại, giá ngô CBOT kỳ hạn tháng 12 lại chịu áp lực từ: (i) Áp lực nguồn cung tại Mỹ khi vụ thu hoạch ngô đang rộ. Dự báo thời tiết khô ráo trong cuối tuần này và tuần sau tại Trung Tây và Đồng Bằng Mỹ thuận lợi cho thu hoạch; (ii) Mực nước sông Mississippi giảm xuống mức thấp kỷ lục, tiếp tục gây khó khăn cho xuất khẩu nông sản Mỹ; (iii) Đà suy yếu của thị trường lúa mỳ với tin đồn Nga quay lại Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen vào 5/10; (iv)Lo ngại nhu cầu của Trung Quốc khi nước này tiếp tục ra mua lúa mỳ nhằm thay thế cho ngô.

Sang tuần tới, thông tin thời tiết tại Nam Mỹ, nhu cầu xuất/nhập khẩu của các nước lớn và số liệu trong Báo cáo Cung cầu sẽ là nguyên nhân chính chi phối thị trường.

Xuất khẩu nông sản Mỹ một lần nữa gặp rủi ro do mực nước sông Mississippi giảm. Những tháng thời tiết khô hạn và mùa hè nóng kỉ lục đã gây khó khăn cho kênh vận chuyển ngũ cốc bao gồm đậu tương từ khu vực Trung Tây tới Vịnh Mỹ. Các đơn vị khai thác sà lan hiện phải giảm tải trọng trong bối cảnh mực nước sông Mississippi xuống thấp, đẩy cước phí vận chuyển gia tăng. Cụ thể, theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, chi phí vận chuyển của các sà lan dọc sông Mississippi trong tháng 9 đã tăng mạnh; cước phí đậu tương giao ngay tăng tới 64% chỉ trong vòng 1 tuần tại Memphis, Tennessee. Với chi phí vận chuyển cao hơn, nông sản Mỹ như đậu tương trở nên kém cạnh tranh hơn so với đậu tương nguồn gốc khác như Brazil.