Thị trường Ngô Quốc Tế tuần (16/04-20/04/2023)

  1. Diễn biến giá ngô thế giới

Giá ngô trên sàn CBOT kỳ hạn tháng 5 đi xuống trong 4 phiên giao dịch đầu tuần và quay đầu phục hồi vào phiên cuối tuần. Trong đó, đà đi xuống của giá ngô tới do: (i) Tiến độ gieo trồng tại Mỹ vẫn tương đối thuận lợi và dự báo thời tiết có mưa nhiều hơn tại khu vực Vành đai ngô giúp ích cho sản xuất vụ mới; (ii) Đồng đô la Mỹ tăng giá cản trở xuất khẩu; (iii) Thời tiết tại Brazil dự kiến có mưa tốt vào cuối tháng 4 hỗ trợ cải thiện chất lượng cây trồng vụ 2; (iv) Số liệu doanh số bán ngô Mỹ trong tuần kết thúc ngày 11/04 cải thiện 54% so với tuần trước nhưng vẫn thấp hơn 45% so với mức trung bình 4 tuần; (v) Số liệu nhập khẩu ngô của Trung Quốc trong tháng 3 giảm mạnh hơn 34% so với tháng trước và thấp hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái; (vi) Chứng khoán Mỹ chứng kiến phiên giảm thứ 5 liên tiếp và là chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 10/2023. Sang phiên giao dịch cuối tuần, giá ngô CBOT kỳ hạn tháng 5 quay đầu phục hồi do được hỗ trợ bởi: (i) Hoạt động mua kỹ thuật của các quỹ sau 4 phiên giảm giá liên tiếp; (ii) Sắc xanh của thị trường lúa mỳ và thị trường đậu tương; (iii) Đơn hàng mới với lượng 216 nghìn tấn ngô của người mua Mexico giao 2023/24 và 2024/25; (iv) Lo ngại về căng thẳng tại Trung Đông sau cuộc tấn cống bằng tên lửa của Israel vào Iran vào đêm qua; (v) Quyết định của EPA về việc mở rộng việc bán xăng E15 vào các tháng mùa hè. Thêm nữa những lo ngại về thời tiết có mưa nhiều tại Argentina làm chậm quá trình thu hoạch và có thể khiến bệnh trên cây ngô lan rộng ảnh hưởng tới năng suất cũng phần nào tạo đà giúp giá ngô đi lên

Hôm 15/4, Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) xác nhận rằng, các nhà xuất khẩu của nước này đã bán 165 nghìn tấn ngô cho Mexico. Trong đó 135 nghìn tấn giao năm 2023/24 và 30 nghìn tấn giao năm 2024/2025.